Theo quy định hiện hành, nhân viên bức xạ phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ phù hợp, theo quy định tại Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN, với công việc bức xạ đang tiến hành và chỉ được tiến hành công việc bức xạ sau khi được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ.

Ngày 16/7/2009, INIRAT đã được Cục an toàn bức xạ hạt nhân cấp giấy đăng kí hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ số 21/2019/ĐK/ATBXHN cho phép đào tạo ATBX trong các lĩnh vực sau:

  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong X-quang chẩn đoán y tế
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong xạ trị
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong y học hạt nhân
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong chụp ảnh bức xạ công nghiệp
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp (NCS), thiết bị soi chiếu và thiết bị phân tích sử dụng nguồn bức xạ
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong sử dụng nguồn phóng xạ kín khác
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách ứng phó sự cố bức xạ
  • Chương trình đào tạo an toàn bức xạ bổ sung cho người phụ trách an toàn

Các lớp đào tạo ATBX của INIRAT luôn được giảng dạy bởi các giảng viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm và đã được Cục ATBXHN cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo ATBX.

Tính đến thời điểm này, INIRAT đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo cho các lĩnh vực đã được cấp phép trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Quý cá nhân, tổ chức có nhu cầu đào tạo an toàn bức xạ vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Với đội ngũ cán bộ có chuyên môn tốt, kinh nghiệm, nhiệt huyết với công việc cũng như hệ thống trang thiết bị hiện đại, INIRAT còn cung cấp nhiều dịch vụ an toàn bức xạ khác như:

  1. Xác định hoạt độ nguồn phóng xạ
    –  Đối với nguồn phóng xạ, các thông tin như: tên nguồn phóng xạ, hoạt độ nguồn là những thông số kỹ thuật quan trọng phục vụ công tác quản lý của cơ quan quản lý cũng như đánh giá những nguy cơ có thể xảy ra trong các tình huống sự cố.
    –  Trong trường hợp cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ đã mất các hồ sơ và thông tin liên quan đến nguồn phóng xạ, việc xác định chính xác tên đồng vị phóng xạ, hoạt độ phóng xạ là yêu cầu bắt buộc từ cơ quan quản lý.
  1. Kiểm tra rò rỉ nguồn phóng xạ: Theo quy định tại khoản 4, Điều 6 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN, ngày 08/11/2012 quy định Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các yêu cầu sau để kiểm soát nguồn gây chiếu xạ thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ của nguồn phóng xạ.
  1. Áp tải vận chuyển nguồn phóng xạ: Theo quy định tại Thông tư…, Quá trình vận chuyển các nguồn phóng xạ phải có nhân viên có kiến thức về an toàn bức xạ và có chứng chỉ nhân viên bức xạ phụ trách ứng phó sự cố do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp.

Quý cá nhân, tổ chức có nhu cầu về dịch vụ xác định hoạt độ nguồn phóng xạ xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN, các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả các nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, giám sát và phải đọc định kỳ 03 tháng/ lần.

  1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải trang bị liều kế cá nhân cho tất cả nhân viên làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải sử dụng dịch vụ đo liều bức xạ cá nhân tại các cơ sở được được cấp đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
  3. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải xây dựng và bảo đảm thực hiện đúng quy trình sử dụng liều kế cá nhân và xử lý trong trường hợp có bất thường xảy ra đối với liều kế cá nhân, trong đó phải có các nội dung sau:
    –  Nhân viên bức xạ phải sử dụng đúng, hợp lý các thiết  bị kiểm xạ, liều kế cá nhân và  báo ngay cho người phụ trách an toàn khi liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, bị mất;
    –  Trường hợp liều kế cá nhân bị rơi vào trường xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ hoặc bị hỏng, liều kế phải được chuyển ngay đến đơn vị thực hiện dịch vụ đo liều kế cá nhân. Trong thời gian chờ kết quả đọc liều, chủ cơ sở phải trang bị liều kế mới cho nhân viên hoặc thực hiện  đầy đủ các  biện pháp an toàn bảo đảm mức liều không cao hơn mức liều  trung  bình nhân viên nhận; toàn bộ sự việc và các tài liệu liên quan cần được lập thành hồ sơ và được lưu giữ;
    –  Bảo đảm tính chất, tần suất và độ chính xác của việc theo  dõi liều bức xạ nghề nghiệp phải được xác định, có xét đến độ lớn và những thay đổi có thể có của mức chiếu xạ, khả năng và độ lớn của chiếu xạ tiềm tàng. Tần suất đo không được quá 3 tháng một lần.
  4. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm khi có chiếu xạ trong, nhân viên bức xạ ngoài việc được trang  bị liều kế cá nhân, phải áp dụng các biện pháp đánh giá liều chiếu trong trực tiếp hoặc  gián  tiếp dựa trên kết quả theo dõi phông bức xạ, nồng độ chất phóng xạ tại nơi làm việc, trang thiết bị bảo hộ được sử dụng và những thông tin về vị trí, thời gian nhân viên bị chiếu xạ.

Viện Ứng dụng Công nghệ thông tin và Bức xạ (INIRAT) là đơn vị được Cục An toàn bức xạ hạt nhân cấp giấy đăng kí dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân số 44/2019/ĐK/ATBXHN ngày 31 tháng 10 năm 2019.

INIRAT là đơn vị cung cấp và đọc liều kế cá nhân OSL. Liều kế đã được sử dụng trong các cơ sở y tế, công nghiệp trên cả nước.

Với hệ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề do Cục ATBXHN cấp , INIRAT sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.

Bên cạnh đó cơ sở sẽ được INIRAT nhắc đọc liều kế định kỳ, hỗ trợ liều kế gối cho khách hàng và tư vấn miễn phí các vấn đề an toàn bức xạ.

Quý tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Công tác lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cũng như chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố được quy định trong thông tư 25/2014/TT-BKHCN ký ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Theo đó, Tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố theo quy định tại Khoản 5 Điều 83 Luật năng lượng nguyên tử có trách nhiệm:

  1. Lập và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố các cấp;
  2. Bổ nhiệm hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Trưởng Ban chỉ huy và các thành viên trong Ban chỉ huy;
  3. Xây dựng nguồn nhân lực, trang thiết bị (tham khảo Phụ lục V của Thông tư này), phương tiện, cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc chuẩn bị ứng phó và ứng phó với sự cố phù hợp với điều kiện cụ thể; tổ chức đào tạo và diễn tập định kỳ;
  4. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân tham gia chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố; xây dựng cơ chế chuyển giao quyền chỉ huy ứng phó giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố;
  5. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý các cấp, các lực lượng ứng phó và cơ sở trong việc tiến hành các biện pháp can thiệp.

Ngoài ra, INIRAT tự hào là đơn vị có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ cán bộ nhân viên có kinh nghiệm lâu năm phục vụ các công tác huấn luyện, chuẩn bị, tập luyện và tổ chức diễn tập Ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp, cũng như đào tạo các khóa tập huấn cho các cán bộ trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố, các cán bộ ứng phó sự cố, phụ trách an toàn, nhân viên bức xạ …về các nội dung:

  • Phổ biến các quy định của nhà nước về ứng phó sự cố bức xạ, các kiến thức cơ bản về ứng phó sự cố bức xạ và các nguyên tắc đảm bảo an toàn bức xạ trong hoạt động ứng phó
  • Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ các cấp
  • Tư vấn xây dựng kịch bản chi tiết cho các sự cố bức xạ và tổ chức tập luyện, thực diễn.

Quý cá nhân, tổ chức có nhu cầu tập huấn ứng phó sự cố bức xạ, hạt nhân các cấp xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Giấy phép tiến hành công việc bức xạ là gì?

Giấy phép tiến hành công việc bức xạ là văn bản cho phép các tổ chức, cá nhân được phép tiến hành công việc bức xạ do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Những công việc nào phải có giấy phép tiến hành công việc bức xạ?

Các công việc sau đây chỉ được tiến hành khi được cấp giấy phép:

  1. Vận hành thiết bị chiếu xạ;
  2. Sử dụng thiết bị bức xạ;
  3. Sử dụng chất phóng xạ;
  4. Sản xuất chất phóng xạ;
  5. Chế biến chất phóng xạ;
  6. Lưu giữ chất phóng xạ;
  7. Xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;
  8. Xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
  9. Nhập khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
  10. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân;
  11. Vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
  12. Xây dựng cơ sở bức xạ;
  13. Thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ;
  14. Chấm dứt hoạt động cơ sở bức xạ.

Làm thế nào để được cấp giấy phép?

Để có thể có giấy phép tiến hành công việc bức xạ, các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép phù hợp với công việc mà tổ chức, cá nhân đó thực hiện và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt cấp giấy phép, theo quy định trong Luật năng lượng nguyên tử số 18/2008/QH12 và Nghị định số 142/2020/NĐ-CP, ngày 09/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.

INIRAT cung cấp trọn gói dịch vụ tư vấn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo các quy định tại Nghị định số 142/2020/NĐ-CP. Bên cạnh đó, INIRAT sẽ  hỗ trợ rà soát công tác lưu giữ hồ sơ cấp phép của Khách hàng, tư vấn miễn phí về an toàn bức xạ.

Quý cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN cơ sở sử dụng thiết bị bức xạ hoặc nguồn phóng xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc và tuân theo các quy định sau:

  1. Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện kiểm xạ khu vực làm việc.
  2. Việc kiểm xạ khu vực làm việc phải được thực hiện một cách thường xuyên, có hệ thống, tương xứng với mức độ, khả năng gây chiếu xạ của công việc bức xạ và bảo đảm các yêu cầu sau:
    a) Phải tuân theo các đại lượng đo, phương pháp, quy trình đo, vị trí, thời điểm đo, tần suất kiểm xạ đã được xác định trước;
    b) Mức điều tra cho các vị trí đo quy định tại điểm a khoản này phải được thiết lập dựa trên các số liệu đánh giá thực tế của cơ sở hoặc kinh nghiệm tốt ở các cơ sở khác có công việc bức xạ tương tự;
    c) Tần suất kiểm xạ khu vực làm việc phải phù hợp với mức độ nguy hiểm của công việc bức xạ được thực hiện tại khu vực đó và không được ít hơn một lần trong một năm;
    d) Thiết bị kiểm xạ phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế phải được bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
  3. Yêu cầu kiểm xạ theo quy định tại khoản 2 Điều này phải được lập thành chương trình quan trắc và nộp theo hồ sơ xin cấp giấy phép và lưu trong hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc.
  4. Kết quả kiểm xạ khu vực làm việc phải thông báo cho nhân viên bức xạ và người quản lý trực tiếp của họ.

Viện Ứng dụng Công nghệ thông tin và Bức xạ (INIRAT) là đơn vị được Cục An toàn bức xạ hạt nhân cấp giấy đăng kí dịch vụ kiểm xạ số 08/2019/ĐK/ATBXHN ngày 16 tháng 4 năm 2019.

Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có chứng chỉ kiểm xạ do Cục ATBXHN cấp, INIRAT sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.

Bên cạnh đó cơ sở sẽ được INIRAT hỗ trợ lập báo cáo thực trạng hằng năm và hỗ trợ tư vấn miễn phí an toàn bức xạ.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Theo Luật Năng lượng nguyên tử và tại Nghị định số 07/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định các thiết bị bức xạ phải kiểm định, hiệu chuẩn cho các trường hợp sau:

  1. Trước khi đưa vào sử dụng;
  2. Theo định kỳ hoặc sau khi lắp đặt lại thiết bị;
  3. Sửa chữa có ảnh hưởng đến tính năng an toàn và độ chính xác của thiết bị.

Theo Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 27/2010/TT-BKHCN ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về đo lường bức xạ, hạt nhân và xây dựng, quản lý mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, các thiết bị bức xạ phải được kiểm định, hiệu chuẩn bao gồm:

  1. Thiết bị phát tia X dùng kiểm tra hành lý.
  2. Thiết bị phát tia X chụp ảnh công nghiệp.
  3. Thiết bị phát tia X dùng trong nghiên cứu và chiếu xạ.
  4. Thiết bị bức xạ dùng trong y tế:
    –  Máy X quang thường quy;
    –  Máy X quang chiếu chụp mạch, chiếu chụp can thiệp;
    –  Máy X quang vú;
    –  Máy X quang di động;
    –  Máy X quang răng;
    –  Máy chụp cắt lớp vi tính (CT, PET/CT).
  5. Các thiết bị xạ trị:
    –  Máy xạ trị Co-60;
    –  Máy xạ trị gia tốc tuyến tính (LINAC);
    –  Máy xạ trị bằng chùm tia ion, proton;
    –  Máy xạ trị gamma knife, cyber – knife;
    –  Máy xạ trị áp sát.

Viện Ứng dụng Công nghệ thông tin và Bức xạ (INIRAT) là đơn vị được Cục An toàn bức xạ hạt nhân (ATBXHN) cấp giấy đăng kí dịch vụ kiểm định số 03/2021/ĐK/ATBXHN, ngày 11 tháng 01 năm 2021 cho phép thực hiện kiểm định một số thiết bị X-quang y tế.

Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề kiểm định do Cục ATBXHN cấp, INIRAT sẽ mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho quý khách hàng.

Quý cá nhân, tổ chức có nhu cầu kiểm định thiết bị bức xạ hoặc tư vấn về vấn đề này xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!

Các nguồn bức xạ đã được sử dụng đem lại nhiều lợi ích KTXH không thể phủ nhận trong nhiều lĩnh vực, như:

  • Trong y tế;
  • Trong công nghiệp;
  • Trong nông nghiệp;
  • Trong bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, bức xạ ion hóa có khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và được thể hiện qua các hiệu ứng sinh học. Do đó, cần phải đặt ra và duy trì các biện pháp kiểm soát bảo vệ hiệu quả nhằm giữ mức liều chiếu xạ dưới mức qui định để đảm bảo: Không xảy ra các tổn thương phóng xạ; Giảm xác suất xảy ra các hiệu ứng muộn do bức xạ; Ngăn ngừa tai nạn, sự cố và hạn chế hậu quả đến mức thấp nhất khi xảy ra sự cố. Một trong các biện pháp kỹ thuật quan trọng để đảm bảo an toàn bức xạ cho nhân viên và công chúng là thiết kế che chắn bức xạ.

Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 19/2012/TTBKHCN, ngày 08/11/2012 việc thiết kế che chắn bức xạ cần đảm bảo:

  1. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực kiểm soát và khu vực giám sát, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ nghề nghiệp nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ.
  2. Khi tính toán thiết kế che chắn bức xạ cho khu vực công chúng, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải áp dụng mức kiềm chế liều bức xạ công chúng nhỏ hơn hoặc bằng 3/10 giá trị giới hạn liều đối với công chúng trên cơ sở

Ngoài ra, trước xây dựng cơ sở bức xạ, các Cơ sở này phải được cấp giấy phép xây dựng cơ sở bức xạ dựa trên bản vẽ thiết kế che chắn đảm bảo an toàn bức xạ.

INIRAT với các cán bộ có trình độ chuyên môn cao đảm bảo cung cấp các dịch vụ về tư vấn thiết kế che chắn an toàn bức xạ cho các cơ sở:

  • Cơ sở vận hành máy gia tốc;
  • Cơ sở xạ trị;
  • Cơ sở chiếu xạ khử trùng, chiếu xạ xử lý vật liệu;
  • Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
  • Kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia;
  • Cơ sở lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải có hoạt độ phóng xạ lớn hơn mười nghìn lần mức miễn trừ khai báo.
  • Cơ sở tiến hành công việc bức xạ khác;

Quý cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn về thiết kế che chắn an toàn bức xạ xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline: 0931588186
  • Email: pthuong@inirat.com

Trân trọng!